Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyen cuoi hoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyen cuoi hoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014


Cô dâu phải ở trong phòng, không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón. Ảnh: Serenpidity.
Cô dâu phải ở trong phòng, không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón. Ảnh: Serenpidity.
 
   Trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người miên Bắc, có rất nhiều điều cần tránh, kiêng kỵ vì gia đình nhà trai thường cho rằng, hạn chế càng nhiều điều không hay thì cuộc sống sau này của đôi uyên ương càng thuận lợi. Các bậc phụ huynh thường coi trọng những điều kiêng kỵ, đặc biệt là trong lễ đón dâu, nhưng không phải đôi uyên ương nào cũng hiểu rõ nên đôi khi sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Trước ngày cưới, cô dâu chú rể nên khéo léo hỏi han bố mẹ hai bên, tìm ra những điều các cụ cho là không may, từ đó làm vui lòng cha mẹ, để lễ cưới diễn ra suôn sẻ nhất.
 
Sau đây sẽ  là một số quan niệm kiêng kỵ thường gặp trong lễ đón dâu miền Bắc, tuy nhiên, đa số đều là các quan niệm dân gian, chưa ai có thể kiểm chứng chắc chắn.
 
1. Kiêng kỵ trước giờ đón dâu
 
 Kiêng đón dâu không đúng giờ hoàng đạo
Thông thường gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt, gọi là giờ hoàng đạo, một là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi đúng vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên.
 
Đôi khi, nhiều chú rể dở khóc dở cười vì các khung giờ đẹp này, ví dụ, theo gia đình đi xem, chú rể phải bước ra khỏi nhà từ 6h sáng, nhưng tới 9h mới được đến nhà gái làm lễ. Vì vậy, chú rể sẽ phải đến gần nhà gái, chờ khoảng 3 tiếng đồng hồ để đón dâu đúng được vào giờ đã định. Đoàn nhà trai khi đón cô dâu về cũng phải tính toán sao cho kịp giờ tốt.
 
Nhiều gia đình quan niệm, nếu không làm đúng giờ hoàng đạo, đôi uyên ương mới sẽ không gặp may mắn, cuộc sống sau này sẽ khó khăn, không hạnh phúc. Vì vậy, hai gia đình sẽ luôn có người đại diện, để ý tỉ mỉ về mặt thời gian để nhắc nhở mọi người tiến hành đúng các thủ tục nhưng cũng phải đúng giờ.
 
Kiêng để mẹ vợ đi đưa dâu
Trong phong tục đám cưới miền Bắc là "Cha đưa mẹ đón", nghĩa là mẹ chồng đi đón chon dâu và bố sẽ tiễn con gái về nhà chồng, vì thế mẹ đẻ cô dâu sẽ k có mặt trong lễ cưới ở nhà trai. Tuy nhiên ngày nay trên thành phố thường tổ chức đám cưới ở khách sạn, nhà hàng đều có mặt bố mẹ 2 bên, điều kiêng kỵ này tùy theo từng gia đình áp dụng.
 
 Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên cũng chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà nên đa số các bậc phụ huynh đều riêng việc chuẩn bị sơ sài mà phải lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.

Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Vào ngày đón dâu, tân nương sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Nhiều gia đình kiêng không để cô dâu xuất hiện sớm vì cho rằng nếu gia đình nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, tân nương sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau đám cưới.

Không để ai bước vào phòng tân hôn trước khi cô dâu chú rể bước vào 
Thường thì người ngoài bắc hay kiêng kỵ việc để người khác bước vào phòng tân hôn trước khi cô dâu và chú rể bước vào, vì thế sau khi trang trí phòng sẽ được đóng kín.

2. Kiêng kỵ và lưu ý trong lễ đón dâu
 
 Kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Rất nhiều gia đình kiêng việc này bởi họ cho rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.
 
 Lưu ý đem theo kim và tiền lẻ để trải dọc đường 
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. Trên đường đi, cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi. Phong tục này được lý giải rằng việc thả kim sẽ giải trừ xui xẻo, không có những điều kém may mắn đi theo cô dâu về nhà chồng. Một số người lớn tuổi lại giải thích cô dâu phải mang kim theo người để phòng khi chú rể bị cảm gió, sẽ dùng kim đó đâm vào xương cụt của tân lang, giúp chàng hồi tỉnh lại. Ngày nay, việc trải kim này trở thành phong tục của những gia đình cầu kỳ, truyền thống.
Ngoài ra, các cô dâu cũng sẽ được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư, cô dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.
 
 Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính
Cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bừng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.
Trên đây là một số điều kiêng kỵ phổ biến khi đón dâu ở miền Bắc, một số địa phương còn có những phong tục đặc biệt khác, nhưng đa số các điều này đều là quan niệm dân gian, chưa văn minh nên cha mẹ hiện đại, cô dâu chú rể cần thuyết phục bố mẹ bỏ qua các điều này. Ngược lại, nếu gặp gia đình quá tin tưởng vào các điều kiêng kỵ, cô dâu cũng nên chú ý và làm vừa lòng bố mẹ chồng, tránh những xung đột sau ngày cưới.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Dù xinh đẹp, dịu dàng hay cá tính, nhưng lần đầu về ra mắt bố mẹ chồng tương lai  bạn vẫn không tránh khỏi những rụt rè, bỡ ngỡ. Hãy tham khảo một số kinh nghiệm của những người đi trước nhé! Chắc chắn bạn sẽ vận dụng được nhiều khi  về thăm bố mẹ chàng trong dịp tết Tân Mão này.


Đối với bạn, chàng là duy nhất và bố mẹ chàng cũng vậy. Bạn hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến bố mẹ chàng, ví dụ như nghề nghiệp, sở thích, thói quen…. Nhỏ to tâm sự, hỏi han chàng vì chắc chắn chàng sẽ rất vui và kể hết cho bạn.Tiếp theo, khi cuộc hẹn gặp đã được định trước, bạn cần phải biết chính xác địa chỉ nhà chàng nằm ở đâu. Bạn có thể đi “thám thính” trước đó mấy hôm để tránh bị lạc đường. Và điều quan trọng nữa, bạn chớ nên đến trễ hẹn.  Nếu có thể, trước khi đến nhà chàng, bạn có thể tự đặt trước, hoặc hỏi bạn bè, những người tiên phong, một số câu hỏi mà các bố mẹ  chồng tương lai thường hỏi để đỡ bỡ ngỡ và căng thẳng.

alt
Nguồn ảnh:socola.com

Lúc ra mắt, bạn phải đảm bảo rằng bạn đang mặc bộ quần áo thích hợp với mình. Nếu có thể, hãy để chàng của bạn “duyệt” trước. Bạn không nên tạo ấn tượng bằng những trang phục “quá lố” hoặc những bộ quần áo lòe loẹt, bó sát cơ thể. Tốt nhất bạn nên mặc áo sơ mi có cổ, bên ngoài là chiếc áo khoác giản dị nhưng tinh tế và quần bò hoặc quần tây. Trang phục này sẽ khiến bạn trở nên dịu dàng, nữ tính. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn một bộ quần áo bạn cho là phù hợp và cảm thấy thoải mái khi giao tiếp.

Bạn đừng như một đứa trẻ chờ người lớn nhắc mới chào hỏi mà hãy chủ động chào hỏi ngay khi gặp người nhà  anh ấy. Nhưng để tránh chào nhầm người, bạn có thể nhờ chàng “phím” trước. Những người lớn tuổi bao giờ cũng đánh giá cao sự lễ phép. Chính vì vậy, ngay từ lời chào bạn hãy tỏ sự lễ phép, tôn kính nhưng lại thân mật.

alt
Nguồn ảnh:xinhxinh.com

Hãy trò chuyện thân mật với bố mẹ chàng, bạn cần chuẩn bị trước một vài câu hỏi, một số tình huống có thể xảy ra, nhưng quan trọng hơn là tâm lý phải thoải mái, chân thành khi đối đáp với họ. Trong cuộc đối thoại, bạn có thể thể hiện sự thông minh, linh hoạt của mình qua các câu trả lời. Nhưng bạn đừng tìm cách lừa dối, qua mắt họ. Những người đi trước thường rất tinh, họ có thể nhận ra sự gian dối ngay trong ánh mắt, cử chỉ và thái độ của bạn.  Mặt khác, bạn nên đối xử tốt với chàng bởi các bậc phụ huynh sẽ vui mừng và an tâm hơn nếu thấy con trai mình được chăm sóc cẩn thận, được yêu thương và quan tâm.

Nếu bạn được mời ở lại dùng cơm với gia đình chàng, hãy nhiệt tình giúp đỡ “mẹ chồng tương lai” trong việc nấu nướng, có thể mẹ chàng sẽ từ chối khéo nhưng phần đông những bà mẹ chồng sẽ đánh giá rất cao nếu bạn giỏi nữ công gia chánh.  Trong lúc dùng bữa, hãy khen và hỏi mẹ chàng vè một số món ăn ngon mà  mẹ đã bỏ nhiều công sức nấu. Cuối cùng, sau bữa ăn dù không như bạn muốn nhưng bạn ra về đừng quên cảm ơn họ đã dành thời gian tiếp mình và đừng quên mời lại họ nếu có dịp đến thăm nhà bạn.

alt
Nguồn ảnh:tinmoi.com

Một điều lưu ý nữa, không phải ra khỏi nhà chàng là bạn “thoát”.  Nếu chàng đưa bạn về thì không sao nhưng nếu bạn về một mình thì hãy nhớ lái xe cẩn thận, từ tốn vì khi tiễn bạn về, “các cụ” vẫn để mắt quan sát bạn đến khi khuất hẳn.

Một số mẹo nhỏ cho bạn khi vào nhà chàng :

- Đến nhà chàng dịp tết hãy mang theo món quà nhỏ như giỏ hoa quả, hay chai rượu nếp không cần phải quá cầu kì. Hãy chuẩn bị lì xì cho em gái, em trai hoặc các cháu nhà chàng nữa nhé!

- Đến đúng giờ và hăng hái giúp đỡ mẹ chàng những công việc lặt vặt khác.

- Trong cuộc trò chuyện, tôn trọng, thân mật nhưng vẫn luôn phải lịch sự.

- Cảm ơn gia đình đã dành thời gian cho bạn và nở nụ cười trước khi bạn quay gót.

CamnangCuoihoi.com