Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Các cô dâu hãy nghĩ lại, nếu đã từng cho rằng "hy sinh" chịu đựng một đôi giày cao gót trong cả một ngày trời chỉ có đứng và đi lại là một phần tất yếu của lễ cưới. Nếu bạn thật sự thương yêu bản thân mình thì hãy tìm ra những giải pháp đơn giản để đôi chân được dễ chịu hơn trong ngày trọng đại hoàn hảo.

Chọn giày gót thấp

Với tần suất đứng và đi lại nhiều như cô dâu trong một ngày cưới, bạn hãy chắc rằng mình chọn một đôi giày có gót cao vừa phải. Dưới 5 phân là một chiều cao an toàn, đủ để bạn quyến rũ và không gây nhức mỏi trong cả buổi tiệc.

Tuy nhiên, nếu bạn quá yêu thích những đôi giày cao gót trên dưới 7 phân thì hãy chuẩn bị sẵn một đôi giày gót thấp hơn để thay luân phiên. Đôi giày cao vút để diện khi làm lễ, chụp ảnh, và đôi giày thấp hơn để đi tiếp đón khách mời.

Chọn giày rộng

Những đôi giày rộng hơn so với bàn chân của bạn một chút sẽ mang tới cảm giác thoải mái hơn. Giày mũi nhọn hoặc giày bít phần mũi bàn chân lại thường thít những ngón chân lại với nhau, gây khó chịu, đau đớn trong suốt một ngày dài.


Bởi vậy, hãy chắc rằng khi thử giày, các ngón chân của bạn có thể di chuyển, cử động một cách thoải mái.

Chất liệu của giày

Những đôi giày trắng làm từ da đắt tiền có thể là một miếng ghép hoàn hảo cho bộ váy cưới, nhưng hãy cân nhắc chúng với những đôi giày chất liệu vải satin mềm mại, mượt mà, tạo nên sự êm ái, thoải mái tuyệt đối cho đôi bàn chân của bạn. Và hãy nhớ, nói không với giày chất liệu nhựa, vinyl, đôi bàn chân bạn sẽ không thể "thở" khi bị bít bởi chất liệu này.

Chú ý tới kiểu dáng

Giày dù với chất liệu nào cũng nên có dây buộc vừa vặn để những ngón chân thoải mái tuyệt đối khi đi bộ. Ngoài ra, hãy chọn những đôi giày có gót chắc chắn để cố định gót chân, tạo sự thoải mái tối đa cho việc đi lại suốt buổi tiệc.
Nguồn: phunutoday.vn

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Chọn một người bạn đời đã khó nhưng để chọn một nơi chụp ảnh cưới đẹp để có thể có một bộ ảnh cưới hoàn hảo thì cũng chẳng phải dễ dàng. Dù bạn là người Hà Nội hay không phải thì cũng khó có thể chọn cho mình một nơi chụp ảnh cưới đẹp như ý. Đừng lo về điều đó, Ảnh Viện Áo Cưới Khải Nhi sẽ giới thiệu tư vấn cho các bạn nhữngđịa chỉ chụp ảnh cưới đẹp mà chính tại nơi đó chúng tôi đã chụp cho bao nhiêu cặp uyên ương khác.

1. Phố cổ là nơi có thể chụp ảnh cưới hoàn hảo

Với không gian cực kỳ cổ kính và tấp nập chính là những nét hấp dẫn của mà bộ ảnh cưới có được khi ghi hình ở đây. Cùng với mặt hồ Gươm xanh thắm, tháp Rùa thấp thoáng cùng với khung cảnh chợ đêm ở hàng Đào ở Đồng Xuân luôn rộn rã và tập nấp hay phố hàng Mã luôn lấp lánh bởi những ánh đèn ( chính là nơi hấp dẫn du khách nước ngoài ) luôn luôn trở thành những hình ảnh đẹp làm nổi bật đôi tình nhân hạnh phúc, tạo nên sự hoàn hảo đến không ngờ của những bức hình.

Ở phố cổ thì tốt nhất nên chụp vào những buổi sáng nắng đẹp, lúc đó thì phố cổ chưa có đông người qua lại hoặc là vào lúc chập tối để cảm nhận được hình ảnh đẹp của phố cổ lúc lên đèn.

2. Sự hoài cổ ở Văn Miếu và Hoàng Thành Thăng Long.

Nếu đôi bạn trẻ nào yêu thích sự lãng mạn với hoài cổ thì Văn Miếu và HOàng Thành Thăng Long chính là nơi để các bạn có thể chụp ảnh cưới cho mình. Với nền xanh của thảm cỏ và những hàng cây cổ thụ cộng thêm những mảng tường rêu phong phủ kín đã mang lại một vẻ đẹp độc đáo và rất riêng cho những bức ảnh được chụp ở đây.
Chụp ảnh ở những địa điểm chụp ảnh cưới này thì cô dâu chú rể thường chọn cho mình những bộ quần áo dài trắng, quần lĩnh đen, chú rể thì vẫn quần tây áo trắng, thắt cà-vạt. Nếu đến chụp ảnh vào thời tiết đẹp, có ánh nắng mạnh thì sẽ giúp tấm ảnh cưới của bạn càng hoàn hảo hơn.

Ngoài những địa chỉ chụp ảnh cưới ở trên thì còn rất nhiều nơi, địa chỉ chụp ảnh cưới đẹp không kém như Cầu Long Biên, vườn hoa Nhật Tân, bãi đá Sông Hồng, đường Kim Mã, Vincom... và rất nhiều địa chỉ chụp ảnh cưới khác.

Một số khung hình về địa chỉ chụp ảnh cưới đẹp.


Cầu Long Biên là một nơi chụp ảnh cưới đẹp lí tưởng cho các cặp tình nhân


Đường lên chân cầu Long Biên



Hoàng thành Thăng Long là địa chỉ chụp ảnh cưới không thể bỏ qua dành cho những cặp đôi thích sự cổ kính, trầm mặc.




Một địa chỉ chụp ảnh cưới lí tưởng



Hồ Gươm - nơi nhìn ra cầu Thê Húc cũng là một địa chỉ chụp ảnh cưới đẹp


Một thoáng tháp Rùa



Đường Kim Mã chính là nơi chụp ảnh cưới lí tưởng với sự lãng mạn của nó.


Tạo hình ảnh cưới vào mùa thu


Nơi bãi cỏ để chụp ảnh cưới đẹp
Nhanh tay gọi điện để nhận được tư vấn nơi và địa chỉ chụp ảnh cưới tại Khải Nhi studio.

Quý khách vui lòng liên hệ
 ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI KHẢI NHI
Địa chỉ: 216A Thụy Khuê - Q. Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 04 6.258.1569
Hotline: 091.790.2422

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014


Cô dâu phải ở trong phòng, không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón. Ảnh: Serenpidity.
Cô dâu phải ở trong phòng, không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón. Ảnh: Serenpidity.
 
   Trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người miên Bắc, có rất nhiều điều cần tránh, kiêng kỵ vì gia đình nhà trai thường cho rằng, hạn chế càng nhiều điều không hay thì cuộc sống sau này của đôi uyên ương càng thuận lợi. Các bậc phụ huynh thường coi trọng những điều kiêng kỵ, đặc biệt là trong lễ đón dâu, nhưng không phải đôi uyên ương nào cũng hiểu rõ nên đôi khi sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Trước ngày cưới, cô dâu chú rể nên khéo léo hỏi han bố mẹ hai bên, tìm ra những điều các cụ cho là không may, từ đó làm vui lòng cha mẹ, để lễ cưới diễn ra suôn sẻ nhất.
 
Sau đây sẽ  là một số quan niệm kiêng kỵ thường gặp trong lễ đón dâu miền Bắc, tuy nhiên, đa số đều là các quan niệm dân gian, chưa ai có thể kiểm chứng chắc chắn.
 
1. Kiêng kỵ trước giờ đón dâu
 
 Kiêng đón dâu không đúng giờ hoàng đạo
Thông thường gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt, gọi là giờ hoàng đạo, một là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi đúng vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên.
 
Đôi khi, nhiều chú rể dở khóc dở cười vì các khung giờ đẹp này, ví dụ, theo gia đình đi xem, chú rể phải bước ra khỏi nhà từ 6h sáng, nhưng tới 9h mới được đến nhà gái làm lễ. Vì vậy, chú rể sẽ phải đến gần nhà gái, chờ khoảng 3 tiếng đồng hồ để đón dâu đúng được vào giờ đã định. Đoàn nhà trai khi đón cô dâu về cũng phải tính toán sao cho kịp giờ tốt.
 
Nhiều gia đình quan niệm, nếu không làm đúng giờ hoàng đạo, đôi uyên ương mới sẽ không gặp may mắn, cuộc sống sau này sẽ khó khăn, không hạnh phúc. Vì vậy, hai gia đình sẽ luôn có người đại diện, để ý tỉ mỉ về mặt thời gian để nhắc nhở mọi người tiến hành đúng các thủ tục nhưng cũng phải đúng giờ.
 
Kiêng để mẹ vợ đi đưa dâu
Trong phong tục đám cưới miền Bắc là "Cha đưa mẹ đón", nghĩa là mẹ chồng đi đón chon dâu và bố sẽ tiễn con gái về nhà chồng, vì thế mẹ đẻ cô dâu sẽ k có mặt trong lễ cưới ở nhà trai. Tuy nhiên ngày nay trên thành phố thường tổ chức đám cưới ở khách sạn, nhà hàng đều có mặt bố mẹ 2 bên, điều kiêng kỵ này tùy theo từng gia đình áp dụng.
 
 Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên cũng chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà nên đa số các bậc phụ huynh đều riêng việc chuẩn bị sơ sài mà phải lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.

Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Vào ngày đón dâu, tân nương sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Nhiều gia đình kiêng không để cô dâu xuất hiện sớm vì cho rằng nếu gia đình nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, tân nương sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau đám cưới.

Không để ai bước vào phòng tân hôn trước khi cô dâu chú rể bước vào 
Thường thì người ngoài bắc hay kiêng kỵ việc để người khác bước vào phòng tân hôn trước khi cô dâu và chú rể bước vào, vì thế sau khi trang trí phòng sẽ được đóng kín.

2. Kiêng kỵ và lưu ý trong lễ đón dâu
 
 Kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Rất nhiều gia đình kiêng việc này bởi họ cho rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.
 
 Lưu ý đem theo kim và tiền lẻ để trải dọc đường 
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. Trên đường đi, cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi. Phong tục này được lý giải rằng việc thả kim sẽ giải trừ xui xẻo, không có những điều kém may mắn đi theo cô dâu về nhà chồng. Một số người lớn tuổi lại giải thích cô dâu phải mang kim theo người để phòng khi chú rể bị cảm gió, sẽ dùng kim đó đâm vào xương cụt của tân lang, giúp chàng hồi tỉnh lại. Ngày nay, việc trải kim này trở thành phong tục của những gia đình cầu kỳ, truyền thống.
Ngoài ra, các cô dâu cũng sẽ được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư, cô dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.
 
 Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính
Cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bừng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.
Trên đây là một số điều kiêng kỵ phổ biến khi đón dâu ở miền Bắc, một số địa phương còn có những phong tục đặc biệt khác, nhưng đa số các điều này đều là quan niệm dân gian, chưa văn minh nên cha mẹ hiện đại, cô dâu chú rể cần thuyết phục bố mẹ bỏ qua các điều này. Ngược lại, nếu gặp gia đình quá tin tưởng vào các điều kiêng kỵ, cô dâu cũng nên chú ý và làm vừa lòng bố mẹ chồng, tránh những xung đột sau ngày cưới.